Bệnh celiac là gì?

Bệnh celiac là một bệnh tương đối hiếm gặp, không được nhiều người biết tới. Vậy bệnh celiac là gì, bệnh celiac ảnh hưởng thế nào tới người bệnh, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

bệnh celiac

Bệnh celiac là gì?

– Bệnh celiac là một rối loạn tự miễn khởi phát khi người mắc bệnh tiêu thụ sản phẩm có chứa gluten.

– Gluten là một protein có tự nhiên trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, tiểu hắc mạch và nhiều loại ngũ cốc khác, đồng thời được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm với nhiều mục đích khác nhau.

– Khi bệnh nhân mắc bệnh celiac tiêu thụ một sản phẩm nào đó mà trong thành phần có chứa gluten, cơ thể người bệnh sẽ phản ứng quá mức với gluten và gây tổn thương cho các vi nhung mao ở diềm bàn chải của niêm mạc tiểu tràng.

Các biểu hiện và triệu chứng của bệnh celiac

– Celiac là một căn bệnh thực sự, nó không phải là dị ứng thức ăn, do đó các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh celiac sẽ khác biệt so với dị ứng thức ăn.Nếu một người mắc bệnh celiac tiêu thụ phải một sản phẩm nào đó chứa gluten, các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm:

  • Đau bụng.
  • Thiếu máu.
  • Chướng bụng, hoặc cảm giác đầy bụng.
  • Đau xương hoặc đau khớp.
  • Táo bón.
  • Tiêu chảy.
bệnh celiac
Bệnh celiac thường có biểu hiện đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy
  • Đánh hơi.
  • Ợ nóng.
  • Nổi các mụn nước ngứa
  • Đau đầu hoặc mệt mỏi.
  • Loét miệng.
  • Buồn nôn.
  • Các tổn thương hệ thần kinh, bao gồm mất cảm giác hoặc dị cảm ở bàn tay hay bàn chân, vấn đề về thăng bằng hoặc thay đổi về nhận thức.
  • Màu sắc phân tái xanh, mùi đặc biệt khó chịu hoặc chứng phân mỡ.
  • Sụt cân.

– Trẻ em mắc bệnh celiac thường xuất hiện các biểu hiện của đường tiêu hóa như:

  • Chướng bụng.
  • Táo bón.
  • Tiêu chảy.
  • Phân tái xanh, mùi khó chịu.
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn.
  • Sụt cân.

– Nếu bệnh celiac không được phát hiện và gây ảnh hưởng tới việc hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ thì hàng loạt vấn đề sẽ xảy ra:

  • Thiếu máu.
  • Hủy hoại men răng.
  • Dậy thì trễ.
  • Chậm phát triển.
  • Rối loạn cảm xúc.
bệnh celiac
Bệnh celiac gây ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý của trẻ em
  • Các vấn đề về thần kinh như rối loạn khả năng học tập và chứng tăng động giảm chú ý
  • Thấp còi.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh celiac

– Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh celiac hiện vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên bệnh celiac có mang tính gia đình, và các nhân tố di truyền đóng một vai trò nhất định. Bên cạnh đó bệnh celiac có thể xuất hiện sau một vấn đề y khoa nào đó, chẳng hạn như sau nhiễm virus, phẫu thuật, chấn thương tâm lý, mang thai,…

– Bệnh celiac gặp phổ biến nhất ở những người đang mắc những căn bệnh như:

  • Bệnh Addison
  • Hội chứng Down
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Hội chứng Turner
  • Đái tháo đường type 1

Biến chứng của bệnh celiac

– Nếu không được chẩn đoán và điều trị, bệnh celiac có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh:

  • Ung thư, bao gồm ung thư tiểu tràng và u lympho ruột.
  • Tổn thương men răng.
  • Vô sinh và sảy thai.
  • Không dung nạp lactose.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Các vấn đề tổn thương hệ thần kinh chẳng hạn như co giật, đau, mất cảm giác ở các chi.
  • Các bệnh lý về tụy.
  • Loãng xương.

Chẩn đoán bệnh celiac

Bệnh celiac
Xét nghiệm huyết thanh học để tìm các kháng thể nhất định

– Hiện nay để chẩn đoán bệnh celiac bác sĩ sẽ chỉ định hai xét nghiệm máu như sau:

  • Xét nghiệm huyết thanh học để tìm các kháng thể nhất định.
  • Xét nghiệm di truyền học để tìm các kháng nguyên bạch cầu ở người nhằm xác định bệnh celiac.

– Để kết quả xét nghiệm kháng thể được chính xác, bệnh nhân cần ngừng chế độ ăn không có gluten (nếu đang thực hiện) trước khi làm xét nghiệm.

Điều trị bệnh celiac

– Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh celiac. Phương pháp chữa trị duy nhất có thể thực hiện đó là bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn không có gluten, nghĩa là bệnh nhân cần tránh hoàn toàn các thực phẩm như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, tiểu hắc mạch, và nhiều loại ngũ cốc khác cũng như các thức ăn được chế biến từ chúng.

– Bởi vì gluten có mặt rất phổ biến trong các sản phẩm thực phẩm nên bệnh nhân cần lưu ý đọc kỹ nhãn sản phẩm để nắm rõ thành phần. Bên cạnh thực phẩm, gluten còn có thể xuất hiện trong cả các loại thuốc, dược phẩm, kem đánh răng,… nên người bệnh cũng cần phải chú ý.

Tham khảo thêm:

Bệnh viêm tai ngoài có nguy hiểm không?

Bệnh tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?

Các loại bệnh chàm: Triệu chứng và nguyên nhân

anh facebook x 300x200 1