Áp xe thận là gì?

 

Áp xe thận là hiện tượng mà xung quanh thận xuất hiện những ổ mủ do nhiễm trùng. Đây là một dạng chấn thương và nhiễm trùng có liên quan đến sỏi thận. Trên thế giới có rất nhiều ca mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, không nhiều người có những hiểu biết căn bản về áp xe thận.

Áp xe thận là gì?

áp xe thận

Áp xe thận là gì?Trước khi tìm hiểu khái niệm áp xe thận chúng ta cần biết apxe là gì. Khi cơ thể bị vi khuẩn tấn công và hình thành nên các ổ chứa đầy dịch mủ, xác bạch cầu chết hay xác vi khuẩn thì các ổ mưng mủ này được gọi là các ổ apxe. Vậy apxe thận chính là căn bệnh lý mà xung quanh thận có xuất hiện các ổ apxe đầy dịch mủ. Bệnh áp xe thận có hai thể là:

  • Áp xe thận vi thể: Đây là thể là apxe thận nằm phía trong các mô thận. Trường hợp này rất hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu mắc phải có thể dẫn đến suy thận.
  • Áp xe thận đại thể: Đây là thể áp xe mà các ổ mủ nằm trong mô thận. Trường hợp này có thể gây lên viêm bể thận cấp tính cũng như viên bể thận gây co mạch hay viêm thận

Nguyên nhân gây nên bệnh

áp xe thận
Nguyên nhân gây ra áp xe thận

– Nguyên nhân gây ra bệnh áp xe thận rất đa dạng. Mỗi người lại có một lối sống và cách sinh hoạt khác nhau. Khi cách sinh hoạt đó không đúng hoặc có tác động bên ngoài tác động vào đều có thể đến áp xe thận. Vậy nên đối với từng người, các nguyên nhân lại khác nhau. Theo thống kê, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này gồm:

  • Do nhiễm khuẩn huyết: Nếu bị nhiễm trùng ở các cơ quan khác thận ví dụ như viêm phổi, viêm phúc mạc lan. Sau đó vi khuẩn ở các cơ quan này theo máu ở động mạch đến thận thì có thể gây ra viêm bể thận hoặc hình thành các ổ áp xe trong thận.
  • Do viêm nhiễm trùng đường tiết niệu: Trường hợp bạn bị nhiễm trùng niệu quản hay bàng quang, niệu đạo có thì đều có thể lây lan vào thận. Đây là nguyên nhân dẫn đến viêm bể thận cũng như áp xe thận.
  • Do nhiễm Mycoplasma: Trường hợp bị apxe thận do Mycoplasma hominis thường xảy ra ở những người cấy ghép thận. Khi thận được cấy ghép vào cơ thể, nếu cơ thể không có hệ miễn dịch khỏe mạnh thì khả năng bị vi khuẩn tấn công là rất cao. Do đó, hoàn toàn có thể xảy ra áp xe thận.
  • Do sỏi đường tiết niệu: Nếu cơ thể bị tổn thương ở niệu quản có thể dẫn đến nhiễm trùng. Vi khuẩn tiếp tục di chuyển và lây lan vào thận, tạo nên các ổ mủ trong thận. Lúc đó, áp xe thận bị hình thành.
  • Do viêm thận: Đây là nguyên nhân dẫn đến áp xe thận nhanh nhất. Viêm thận tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công thận, làm nhiễm trùng thận và gây nên áp xe.
  • Trường hợp cuối cùng dẫn đến apxe thận chính là do lạm dụng các loại thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc bàng quang thần kinh.

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh 

Bệnh áp xe thận có những triệu chứng phổ biến, nếu không chú ý có thể bị lẫn với các bệnh khác. Nếu bạn gặp các triệu chứng rõ rệt và cơ thể cảm thấy mệt mỏi thì hãy tới gặp bác sĩ để được khám chữa kịp thời.

áp xe thận
Triệu chứng của bệnh

Các biểu hiện của bệnh

– Người bệnh khi bị ap xe thận thường có các biểu hiện như sau:

  • Sốt kèm theo ớn lạnh khắp cơ thể
  • Cơ thể run rẩy liên tục và không thể kiểm soát được
  • Người bệnh đổ nhiều mồ hôi
  • Bụng có dấu hiệu đau quằn quại
  • Khi đi tiểu bị đau
  • Nước tiểu có màu đỏ đục do lẫn với máu. Vì thận có chức năng lọc máu nên khi tiểu ra máu là dấu hiệu của việc thận đang bị tổn thương
  • Những người bị bệnh thường bị tụt huyết áp
  • Da dẻ nhợt nhạt, thiếu sức sống
  • Tim đập nhanh và mạnh.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

áp xe thận
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

– Khi các dấu hiệu trở nên nặng nề và rõ rệt thì bạn hãy lập tức đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ có chuyên môn cao chẩn đoán giúp. Cơ địa của mỗi người là khác nhau nên nhiều trường hợp, các biểu hiện của các bạn hoàn toàn không giống những người khác.

– Vì vậy, đến gặp bác sĩ là biện pháp an toàn và chính xác nhất trong mọi trường hợp bạn có thắc mắc về các triệu chứng của cơ thể.

Người mắc bệnh gồm những đối tượng nào?

Trung bình cứ trong 10 nghìn người thì có 1-10 người mắc bệnh áp xe thận. Con số này không hề nhỏ và các bạn phải hết sức cảnh giác với căn bệnh này. Bệnh áp xe thận có thể gặp ở tất cả mọi người. Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là tương đương nhau. Đặc biệt những người bị tiểu đường thì nguy cơ mắc apxe thận càng cao.

Phương pháp điều trị bệnh 

Để tránh bệnh diễn biến phức tạp và nặng hơn, ngay khi phát hiện ra bệnh, chúng ta cần tiến hành điều trị ngay.

Chẩn đoán bệnh áp xe thận

áp xe thận
Chẩn đoán apxe thận

– Đây là khâu đầu tiên trước khi điều trị apxe thận. Phải biết chính xác tình trạng của bệnh nhân mới có thể đưa ra các phương pháp phù hợp. Những xét nghiệm phổ biến thường được áp dụng để chẩn đoán bệnh gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Phương pháp này giúp tìm được máu, protein hay các vi khuẩn trong nước tiểu
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này cho bác sĩ biết được tình trạng hemoglobin hay nồng độ bạch cầu của bệnh nhân,…
  • Chụp X-quang: Nếu khối apxe lớn thì phương pháp này giúp chúng ta quan sát được xung quanh thận
  • Siêu âm: Phương pháp này giúp quan sát được các khối áp xe quanh thận một cách rõ ràng nhất
  • CT và MRI: Phương pháp này nhằm phân biệt các khối apxe trong thận và ngoài thận.

Những phương pháp điều trị

áp xe thận
Những phương pháp điều trị áp xe thận

– Các phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến đối với người bệnh là:

  • Dùng thuốc kháng sinh: Đây là cách điều trị không thể thiếu. Thuốc kháng sinh có thể được uống hoặc bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp qua tĩnh mạch. Tùy vào loại vi khuẩn xét nghiệm được mà có loại thuốc kháng sinh tương ứng và thời gian dùng thuốc của mỗi người cũng khác nhau.
  • Thuốc ức chế men chuyển: Bạn sẽ được kê toa thuốc này nếu trong lúc bị apxe thận bạn đồng thời bị tăng huyết áp.
  • Metformin và insulin: Đây là hai loại thuốc bắt buộc phải dùng nếu bạn đang bị tiểu đường và đồng thời bị áp xe thận.
  • Dẫn lưu dưới da: Bác sĩ sẽ dẫn lưu áp xe từ bên ngoài. Ống thông được để lại để tiếp tục dẫn lưu cũng như tiêm kháng sinh hàng ngày.

Biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả

áp xe thận
Có chế độ ăn hợp lí

– Nếu không muốn mắc apxe thận, các bạn hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh. Đừng chủ quan vì căn bệnh này không chừa một đối tượng nào.

  • Chúng ta hãy sống lành mạnh, khoa học, có chế độ sinh hoạt hợp lý.
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để duy trì sức khỏe, tăng sức đề kháng
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp
  • Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh
  • Không sử dụng rượu bia, các chất gây nghiện hay chất kích thích

Tham khảo thêm:

Suy thận là gì?

Áp xe não: Khi nào cần mổ?

Biến chứng thường gặp của áp xe phổi

anh facebook x 300x200 1