Áp xe não: Khi nào cần mổ?

Áp xe não là căn bệnh hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

áp xe não

Bệnh áp xe não là gì?

– Não là một phần thuộc hệ thần kinh trung ương. Đối với cơ thể, não hoạt động như một nguồn trung tâm, tiếp nhận, lưu trữ các dữ liệu từ bên ngoài và thiết lập phản hồi dữ liệu. Não được bảo vệ khỏi nhiễm trùng nhờ hệ miễn dịch, sọ não và các lớp mô xung quanh.

– Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng vẫn có thể xảy ra, nguyên nhân là do sự tấn công của một số vi khuẩn và các sinh vật khác, chúng đã vượt qua được vòng bảo vệ này. Áp xe não chính là phản ứng của não bộ với sự xâm nhập của các vi khuẩn và sinh vật này, thông qua việc tạo ra những khoang trống nhỏ có chứa mủ.

– Bệnh áp xe não có diễn biến bán cấp, đôi khi bệnh có diễn tiến như u não.

áp xe não
Hình ảnh bệnh áp xe não trên phim X-quang

Dấu hiệu của bệnh áp xe não

– Khi bị bệnh áp xe não, người bệnh sẽ thấy sự xuất hiện của một số triệu chứng sau:

  • Sốt, nhức đầu: Đây là biểu hiện thường gặp nhất
  • Một số vấn đề liên quan đến hệ thần kinh, chẳng hạn như mất phương hương, nhầm lẫn, khó khăn trong giao tiếp ,đi lại…
  • Buồn nôn, nôn
  • Co giật
  • Chức năng cơ bắp bị mất khiến giảm khả năng vận động
  • Ớn lạnh
  • Cứng cổ, tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn khi sốt và ớn lạnh
  • Tính cách và hành vi thay đổi
  • Khả năng nhìn thay đổi
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Giảm khả năng phản xạ
  • Trở nên ít nói hơn
  • Ở trẻ em có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện như khóc thét, tay chân co cứng
áp xe não
Buồn nôn, nôn cẩn trọng bệnh áp xe não

– Bệnh áp xe não là căn bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra bệnh áp xe não?

– Theo các nhà nghiên cứu, bệnh áp xe não được gây ra bởi các nguyên nhân chính sau đây:

  • Chấn thương
  • Nhiễm khuẩn từ các cơ quan lân cận: Trạng nhiễm khuẩn từ những cơ quan lân cận chẳng hạn như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm xương chũm
  • Vi khuẩn theo đường máu: Tình trạng này có thể xảy ra ở một số bệnh như giãn phế quản, áp-xe phổi, màng phổi viêm mủ, viêm bể thận….Với những bệnh nhân bị áp xe não do vi khuẩn theo đường máu thường có ổ áp xe ở sâu trong tổ chức não, ở các vị trí khác nhau có thể có một hoặc nhiều ổ áp xe.

– Một số trường hợp bị bệnh áp xe não không thể xác định được ổ nhiễm khuẩn tiên phát.

– Bên canh đó, đối với những người có hệ miễn dịch yếu chẳng hạn như bệnh nhân bị HIV/AIDS, nguyên nhân gây bệnh áp xe não có thể do nấm.

– Bệnh áp xe não cũng có thể do biến chứng sau khi phẫu thuật loại bỏ khối u não gây ra.

– Vi khuẩn gây bệnh áp xe não thường là vi khuẩn ái khí, chẳng hạn như tụ cầu vàng, trực khuẩn đường ruột, vi khuẩn kỵ khí, liên cầu không gây tan huyết hoặc do nấm.

áp xe não
VI khuẩn tụ cầu vàng gây bệnh áp xe não

Phòng ngừa bệnh áp xe não

– Điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh chính là cách phòng ngừa bệnh áp xe não tốt nhất.

  • Vệ sinh răng miệng kém hoặc tình trạng viêm xoang có thể gây ra áp xe não. Phòng ngừa bệnh áp xe não bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách, phòng ngừa các bệnh liên quan đến răng miệng sớm và triệt để.
  • Cần điều trị dứt điểm tình trạng viêm xoang, nếu bệnh không thuyên giảm, cần đến ngay các cơ sở y tế để được chữa trị.
  • Đối với những đối tượng có hệ miễn dịch kém, như bệnh nhân bị HIV/AIDS, có nguy cơ cao mắc bệnh áp xe não nếu không được điều trị kịp thời. Để giảm khả năng bị áp xe não, người bệnh cần thường xuyên uống thuốc chống virus theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, những người bị nhiễm HIV nên thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, tránh lây nhiễm bệnh.
áp xe não
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp phòng ngừa bệnh áp xe não

Điều trị áp xe não

– Việc điều trị áp xe não phụ thuộc vào vị trí, kích thước cũng như số lượng ổ áp xe, thêm vào đó là tình trạng sức khỏe của người bệnh.

– Hiện nay, phương pháp điều trị áp xe não bao gồm dùng thuốc và phẫu thuật áp xe não.

– Phẫu thuật áp xe não: Phẫu thuật điều trị bệnh áp xe não bao gồm

  • Chọc hút ổ áp xe: Được áp dụng khi ổ áp xe ở sâu bên trong tổ chức não, có nhiều ngăn, tình trạng của người bệnh đã trở nặng. Điều trị bằng phương pháp này thường không triệt để và dễ tái phát
  • Dẫn lưu ổ áp xe: Được áp dụng khi ổ áp xe ở ngoài màng cứng, dưới màng cứng với kích thước lớn
  • Loại bỏ hoàn toàn ổ áp xe: Được áp dụng trong trường hợp bọc áp xe có bao xơ chắc nằm sâu bên trong não, vết thương hỏa khí gây ra áp xe não, có thể có mảnh xương hoặc dị vật khác trong ổ áp xe. Đây là phương pháp điều trị áp xe não triệt để nhưng lại gây nhiều tổn thương cho tổ chức não lành và có nguy cơ gây thủng vỡ bọc áp xe

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật áp xe não trong các trường hợp sau đây:

  • Áp lực nội sọ ngày càng tăng
  • Ổ áp xe không còn đáp ứng với thuốc
  • Ổ áp xe có kích thước quá lớn (trên 3cm)
  • Có khí trong ổ áp xe
  • Ổ áp xe có nguy cơ bị vỡ
áp xe não
Điều trị áp xe não bằng phương pháp phẫu thuật

Tham khảo thêm:

Sốt phát ban là bệnh gì?

Biến chứng thường gặp của áp xe phổi

Áp xe hậu môn trực tràng: Phân loại và cách xử trí

anh facebook x 300x200 1